Thoái hóa khớp là một bệnh lí mạn tính, là một dạng phổ biến nhất của các bệnh lí về viêm khớp. Tình trạng này xảy ra khi sụn khớp bị mòn dần do các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng đến các phần xương chịu lực, mô mềm và dịch ổ khớp.
Tình trạng thoái hóa khớp thường gặp ở các khớp: khớp gối, khớp hông, vùng cột sống lưng và cột sống cổ. Vì đây là các khớp chịu lực của cơ thể.
Tình trạng bệnh thoái hóa khớp có thể xấu hơn theo thời gian nếu chúng ta không chịu tập luyện và bảo vệ khớp đúng cách.
* Chườm lạnh: giảm triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.
* Giảm đau :
– Điện giảm đau.
– Laser .
* Duy trì tầm vận động khớp và sức mạnh cơ
Bài tập trượt gót

Bài tập gồng cơ
2. Giai đoạn mạn tính
* Giảm đau, gia tăng tuần hoàn, giảm viêm, giảm co thắt cơ bằng : Sóng ngắn, Siêu âm, Điện giảm đau, Laser
 |
Sử dụng máy sóng ngắn trong điều trị thoái hóa khớp |
* Kéo giãn cơ co thắt (cơ thẳng đùi, cơ tam đầu đùi/ cơ hamstring, cơ bụng chân, cơ dép, nhóm cơ xoay trong khớp hông…)
Kẽo giãn cơ thẳng đùi:
 |
Kéo giãn thẳng cơ đùi (tư thế đứng) |
 |
Kéo giãn thẳng cơ đùi (tư thế nằm) |
Kéo giãn cơ tam đầu đùi (cơ hamstring):
Kéo giãn cơ bụng chân:

Kéo giãn cơ dép:
Cơ bụng chân (chân phía sau) |
Cơ dép (chân phía sau)
|
|
 |
* Duy trì, gia tăng tầm vận động khớp
- Vận động trợ giúp (duy trì tầm vận động): bằng tay Kỹ thuật viên, người nhà.
- Di động khớp (trượt khớp ), kĩ thuật PNF : giúp gia tăng Tầm vận động khớp.
* Duy trì, gia tăng sức mạnh cơ, tầm vận động khớp.
Các bài tập không chịu lực lên các khớp sẽ giúp các khớp không bị tổn thương thêm.
Bài tập đạp xe đạp trên không |
 |
Bài tập bắc cầu |
 |
Gập khớp hông, khớp gối |
 |
Dang khớp hông |
 |
Xoay khớp hông |
 |
BÀI TẬP GIA TĂNG SỨC MẠNH CƠ
Tăng sức cơ bằng các loại lực kháng:
* Lực kháng được tạo ra từ chính trọng lượng cơ thể, bài tập đối trọng lực.
Dang khớp hông đối trọng lực |
 |
Gập hông |
 |
Duỗi khớp hông |
 |
Duỗi gối (cơ tứ đầu đùi) |
 |
Bài tập chịu sức
 |
Tập mạnh cơ bụng chân, cơ dép
* Lực kháng tạo bởi dụng cụ: tạ, túi tạ thẻ, túi cát, dây thun, máy tập, lò xo…
Dây thun:
Gập gối
Dang hông |
 |
Túi tạ thẻ
Duỗi gối (tập cơ tứ đầu đùi) |
 |
Gập gối (cơ tam đầu đùi) |
 |
* Lực kháng tạo bởi tay người điều trị, của người nhà bệnh nhân:
Lưu ý trong quá trình luyện tập:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhà Vật lý trị liệu trước khi tập luyện tại nhà.
- Không tập luyện khi khớp đang bị viêm, đau, sưng nhiều.
- Làm ấm các khớp trước khi tập luyện: chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại (sau giai đoạn cấp).
- Không tập luyện quá sức, khi tập nếu bị đau nhiều (cơn đau kéo dài trên 2 tiếng) phải ngưng ngay và nghỉ ngơi ít nhất 24 tiếng. Chườm lạnh nếu bị đau sau khi tập.
Người bị thoái hoá khớp nên tránh những gì?
* Không lên xuống cầu thang nhiều, tránh các hoạt động leo trèo, không ngồi xổm.
* Không đi giày cao gót thường xuyên, tránh dùng giày dép làm từ vật liệu cứng.
* Không nên tham gia các môn thể thao mà lực tác động lên các khớp nhiều dễ làm tổn thương các khớp: cầu lông, tennis, bóng bàn, bóng đá.
* Chọn ghế ngồi làm việc cho phù hợp chiều cao cơ thể, hạn chế ngồi vắt chéo chân.
* Hạn chế khiêng vác vật nặng, khiêng vác vật ở tư thế đúng.
* Tránh dùng các thực phẩm làm gia tăng tình trạng đau, viêm.
Các hoạt động tốt cho bệnh nhân thoái hoá khớp
* Tập bài tập được hướng dẫn đều đặn.
* Đi bộ : 2-3 buổi /tuần, mỗi buổi 20 – 30 phút, cần nghỉ xen kẻ trong quá trình đi bộ. Đi bộ trên mặt phẳng bằng phẳng (không khuyến khích trong trường hợp thoái hóa khớp nặng).
* Chạy xe đạp ngoài trời, đạp xe đạp tại chỗ.
* Bơi lội, đi bộ dưới nước..
Phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp
* Tập thể dục thường xuyên và tránh các bài tập quá mạnh, tham gia các môn thể thao phù hợp.
* Cố gắng giữ trọng lượng cơ thể ở mức thích hợp, không để bị thừa cân, béo phì.
* Nghỉ ngơi và làm việc hợp lí, không nên lặp đi lặp lại 1 tư thế trong thời gian dài.
* Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt hằng ngày, hạn chế việc khiêng vác vật nặng.
Thực phẩm tốt cho người bị thoái hoá khớp:
* Cung cấp đủ lượng nước trong 1 ngày ( 2-3lít/ ngày)
* Chế độ ăn nhiều rau, củ, quả nhằm bổ sung thêm vitamin D, B, K, axit folic, calcium, sắt: cà rốt, rau bina, nho đỏ, việt quất…
* Thực phẩm giàu acid béo omega-3: dầu đậu nành, dầu ôliu, cá hồi
* Cam, chanh, bưởi, thơm, đu đủ, gừng...: có chứa men kháng viêm và vitamin C giúp giảm viêm
* Tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn uống bổ sung vitamin.
Thực phẩm không tốt cho người bị thoái hoá khớp
* Hạn chế các loại thực phẩm làm tăng mỡ trong máu: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm- bông…
* Tránh các thực phẩm chứa hàm lượng purin và fructozo cao: cá trích, gan, thịt lợn muối….
* Hạn chế uống rượu, bia, các loại đồ uống có cồn
* Không ăn quá mặn, không dùng nhiều bột ngọt( thường có trong thức ăn đông lạnh)
* Thực phẩm chứa sotanin( độ tố nhạy cảm với bệnh viêm khớp) : hạt tiêu, ớt đỏ, cà chua, cà tím, khoai tây..
* Chất làm ngọt nhân tạo( aspartame): nước ngọt, kem, sữa chua…
* Không nên hút thuốc lá.